Hướng dẫn cách xử lý chấn thương cổ tay khi chơi golf – Chấn thương cổ tay thường bị xem nhẹ, nhưng thật ra nó ảnh hưởng rất lớn đến phong độ, thậm chí sự nghiệp của ngay cả một vận động viên chuyên nghiệp. Trong lịch sử làng golf ta có thể thấy như trường hợp của golfer Phil Mickelson.
Cách đây mấy năm, anh đã phải rút khỏi bốn giải major quan trọng vì chấn thương d 314 ai dẳng ở cổ tay. Hay tay golf nữ trẻ tuổi Michelle Wie cũng đã có một năm đáng thất vọng trong sự nghiệp thi đấu của cô tại LPGA Tour 2007 chỉ vì một chấn thương tại cổ tay phải. Hãy cùng chuyên mục Fitness kỳ này tìm hiểu các triệu chứng, cách xử lý chấn thương cổ tay, cũng như nguyên nhân và tìm cách hạn chế chấn thương vùng này để duy trì phong độ của bạn.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương cổ tay khi chơi golf
– Cảm giác nóng ở vùng tay
– Cổ tay bị xưng tấy sau khi chơi hoặc luyện tập
– Cổ tay có cảm giác bị cứng và đau khi thực hiện các cử động bình thường như mở nắp hộp, xách đồ, hay bắt tay, một ngày sau khi thi đấu hoặc luyện tập.
– Thấy phía sau cổ tay xuất hiện một cục u, giống như một cục hạch.
– Ấn lên điểm đầu cổ tay có cảm giác đau nhói.
– Cổ tay và bàn tay trở nên yếu ớt.
– Đau dữ dội đến độ không thể điều khiển được vùng cổ tay.
– Gia tăng cơn đau. Những hoạt động thường nhật như xoay nắm cửa, nhặt đồ… có thể gây đau đớn hoặc khó chịu.
Cách xử lý chấn thương cổ tay
Nếu như bạn gặp phải những triệu chứng như trên hoặc sau khi chơi golf, thì bạn phải tiến hành ngay một cuộc xét nghiệm với các bác sĩ bằng phương pháp chụp cộng hưởng MRI.
Tại sao ở đây không nên chụp X-quang?
Bởi vì vùng cổ tay là vùng rất phức tạp, nhiều bộ phận có thể bị tổn thương mà người ta không thể xác định được với tia X. Vì vậy chụp MRI và chuẩn đoán từ bác sĩ điều trị hiển nhiên là cách tốt nhất để xác định vùng bị đau. Đó có thể là gân, xương, dây chằng, dây thần kinh, hoặc khớp… mà sau khi chuẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ có hướng dẫn chữa trị đúng.
Tuy nhiên, các golfer cũng nên ghi nhớ các cách xử lý sau chấn thương cổ tay khi chơi golf để ngăn ngừa tái chấn thương.
– Nghỉ ngơi và chườm lạnh.
– Thực hiện các bài tập để tăng sự dẻo dai của cơ bắp.
– Trước mỗi trận đấu phải khởi động kỹ khi chơi môn thể thao golf.
– Tập luyện để phân tích và xác định kỹ thuật swing nào phù hợp với khả năng và hạn chế cổ tay mỗi người.
– Lựa chọn các dụng cụ chơi golf thích hợp và am hiểu điểu kiện môi trường.
– Duy trì các trị liệu vật lý với người hướng dẫn.
Nguyên nhân & cách phòng tránh chấn thương cổ tay khi chơi golf
1. Cử động cổ và cơ thể chưa đúng
Bạn hãy tưởng tượng khi bạn thực hiện cú swing, cơ thể vận động giống như một hệ thống để tạo ra một lực phát banh phù hợp với mong muốn của bạn. Nếu như cử động của các bộ phận khác chưa đạt thì chính cổ tay sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm gia tăng thêm lực để cân bằng với các cử động yêu của cổ, vai hay hông… Do vậy, hãy nhớ vụt banh đúng kỹ thuật và kiểm soát sự chuyển động của toàn cơ thể.
2. Bắt tay vào chơi ngay sau khi ngồi nghỉ quá lâu
Sau khi nghỉ ngơi kéo dài rồi lao vào luyện tập ngay các động tác mạnh chắc chắn sẽ gây chấn thương. Hãy chú ý dành ra vài ba phút để khởi động, ít nhất là các vùng khớp cổ tay để hạn chế chấn thương bất ngờ.
3. Uốn cong cổ tay quá mức
Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy một người chơi golf giỏi có một tư thế swing không đổi, mặc dù khi họ chơi thì mỗi cú vụt trông có vẻ khác nhau. Những người có điểm chấp cao thường vụt banh khá vội vàng, các cổ tay bị uốn cong hoặc duỗi quá mức. Điều này làm gia tăng lực lên gân và khớp cổ tay dẫn đến chấn thương. Do đó, phải học các kỹ thuật đánh golf một cách chuẩn xác.
4. Chơi quá sức
Bạn càng chơi thường xuyên thì nguy cơ chấn thương càng cao. Những tay golf dành hơn 6 tiếng mỗi ngày để chơi sẽ đối mặt với nguy cơ chấn thương cổ tay do vận động quá sức. Do đó, hãy để ý thói quen luyện tập và bố trí thời gian thi đấu hợp lý.
5. Sân chơi kém chất lượng hoặc gặp chướng ngại vật
Vụt banh trên mặt tiếp xúc bằng cao su hoặc bề mặt cứng sẽ tăng nguy cơ chấn thương cổ tay. Ngoài ra, trong trận đấu, khi lỡ đánh phải gốc cây hay đá cũng sẽ là nguyên nhân gây chấn thương. Hãy chú ý vấn đề này và luyện tậo cách xử lý tình huống khi banh rơi vào chướng ngại đá hay gốc cây.
Hy vọng các bạn sẽ có một đôi tay khỏe mạnh để tiếp tục môn thể thao mà mình yêu thích.
p/s: Đây chỉ là bài viết mang tính tham khảo BinhGolf.com đề nghị quý Golfer nên đi bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khoẻ. Chúc Quý Golfer sớm hết bị chấn thương để chơi golf ngày càng hay hơn.
Theo Golf-Club
BinhGolf.com – Chuyên Khoá Học Golf, Cho Thuê Gậy Golf, Mua Bán Gậy Golf & ĐẶT SÂN GOLF
HOTLINE: 0905 407 379
Facebook: BinhGolf.com
Tham gia CLB Golfer Vietnam Caddies – GVC: click tại đây