Sân golf với doanh nhân không chỉ là nơi thể hiện đẳng cấp như quan niệm của nhiều người, mà đây còn là địa chỉ giao lưu, xây dựng các mối quan hệ, thậm chí có không ít hợp đồng được chốt để ký ngay trên sân golf. Bạn đừng bỏ lỡ 2 câu chuyện dưới đây rất bổ ích cho bạn!
Câu chuyện 1:
Một trong những câu chuyện kinh doanh tại sân golf mà bạn có thể tham khảo là câu chuyện của Stan Hanks – CTO của Columbia Ventures Corp. Trước đây ông chưa từng nghĩ rằng, sân golf là nơi thích hợp để bàn chuyện kinh doanh. Đó đơn thuần chỉ là một thú vui, thú tiêu khiển tao nhã, việc trò chuyện và uống rượu, cân nhắc lên xuống khiến ông không thể tập trung đánh bóng. Cho đến khi ông gặp Phó phòng bán hàng đầu tiên của mình vào khoảng 30 tuổi.
Vị Phó phòng này chính là người đã thay đổi quan điểm của Hanks về việc chơi golf bằng cách đưa kinh doanh vào đó. Sau một bữa trưa, anh ta hỏi Hanks có muốn học chơi golf đích thực hay không? Tất nhiên, ông đã có một trận cười ra trò nhưng ông cũng biết “học” không phải là yếu tố chính. “Có một hợp đồng lớn đang được cân nhắc, và khách hàng muốn bàn bạc thêm ở sân golf”, câu trả lời thực sự là như vậy.
“Tôi không thực sự tin tưởng việc này có thể làm nên chuyện, cũng giải thích với anh ta về quan điểm của cá nhân mình. Và anh ta cam đoan mọi chuyện sẽ ổn, chỉ cần tôi thực sự biết chơi golf. Và thế là tôi hẹn gặp khách hàng của mình tại sân golf lần đầu tiên.
Một tuần sau, tôi đổ mồ hôi nhễ nhại với 18 lỗ golf trong khóa học golf Pecan tại Sweetwater Country Club với một Phó Giám đốc từ công ty Fortune 50 và Phó phòng bán hàng của tôi. Đó là một trải nghiệm thú vị – một kinh nghiệm học tập rất lớn đối với tôi.
Pat, Phó phòng bán hàng của tôi là người đã dẫn dắt câu chuyện, từ chuyện xã hội đến các vấn đề chuyên môn. Nhờ có sự khéo léo đó, các thông tin được cho nhận một cách thoải mái trong một môi trường không ràng buộc, không truyền thông. Chúng tôi đã có 4 giờ không gián đoạn, cùng nhau chia sẻ rất nhiều ý kiến, quan điểm.
Ngày hôm sau, không có gì xảy ra. Không có hợp đồng nào được ký kết, không có giao dịch nào được thực hiện. Nhưng vị Phó Giám đốc kia đã hẹn gặp riêng tôi, để lắng nghe những suy nghĩ của tôi, về những khó khăn và thách thức tôi đang điên đầu giải quyết. Và ông cho tôi những lời khuyên, những điều mà nếu chỉ có một mình không bao giờ tôi nhận ra được. Hoặc nếu ở trên thương trường, không ai muốn giúp đỡ tôi chân thành như thế. Điều đó thực sự còn giá trị hơn một hợp đồng kinh tế.
Quan trọng hơn, tôi đã có 6 giờ hoàn toàn không bị gián đoạn chỉ để lắng nghe bản thân mình, điều mà tôi không thể làm được suốt nhiều tháng. Nó thiết lập một mối quan hệ mới tưởng chừng không thể xảy ra, tạo ra cơ hội kinh doanh bền chắc.
Phải biết rằng từ đó, tôi rất thích đi sân golf để bàn chuyện kinh doanh. Tôi khuyến khích các nhân viên kinh doanh tìm cơ hội từ những trò giải trí này (tham khảo thêm khoá học golf cơ bản & nâng cao tại đây), đôi khi tôi còn mong chờ những cuộc hẹn tại sân Pebble Beach, Shoal Creek hay Pacific Dunes.
Có một điều tôi phải chú ý, điều này chỉ áp dụng nếu bạn đang ở trong một thế giới mà chơi golf có giá trị. Trong quá khứ, điều này đúng với hầu hết mọi doanh nghiệp nhưng hiện nay, không phải ai cũng yêu thích việc này. Điều quan trọng là bạn có thể làm gì để có được thời gian không kinh doanh đối mặt với người quyết định của doanh nghiệp, cho phép cả hai bên lắng nghe nhau mà không bị gián đoạn.
Kết luận: Nếu là một doanh nhân hoặc một người trẻ đang nung nấu ý định khởi nghiệp ngay từ bây giờ tìm hiểu ngay môn thể thao golf, đăng ký các khoá học golf cơ bản càng sớm càng tốt.
Câu chuyện 2:
Ở sân golf miền Bắc, lãnh đạo các doanh nghiệp tư nhân như FIT, FLC, SHN.. xuất hiện khá đều đặn. Sếp của các doanh nghiệp nhà nước có phần dè dặt và kín tiếng với bộ môn golf. Lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải thì trở nên “im hơi lặng tiếng”, nhất là sau khi người đứng đầu Bộ này ra quyết định cấm công chức thuộc Bộ chơi golf, tham gia các giải golf vì lo ngại ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Tại sân golf miền Nam, các sếp doanh nghiệp nhà nước xuất hiện nhiều hơn.
Ở góc độ thể thao, sân golf là nơi rèn luyện sức khỏe, tính chịu đựng, khả năng phân tích và đánh giá tình huống…, nhưng không ít gôn thủ (golfer) là doanh nhân coi việc ra sân chủ yếu là để kết nối tình thân, kết nối kinh doanh.
“Đánh golf là giải trí, ra sân là chơi, chứ không phải để bàn công việc, nên nói chuyện hợp đồng là tối kị. Ra sân đừng nghĩ ký kết hợp đồng làm gì cho mệt. Thế nhưng, golf kéo mọi người đến gần nhau hơn, thân thiết hơn và do vậy các doanh nhân dễ thỏa hiệp hơn, có thể vừa đi bộ vừa bàn điều khoản này nọ”, ông Trần Duy Cảnh, Giám đốc Công ty Hợp danh Luật Việt tại TP. HCM, người có thâm niên chơi golf nhiều năm nói và cho rằng, khi đã thân thiết thì việc ký kết hợp đồng chỉ là chuyện nhỏ. Việc các doanh nhân biếu tặng nhau thẻ chơi golf, các phụ kiện chơi golf là nhằm tri ân khách hàng, đối tác, nhưng cũng nhằm thắt chặt mối quan hệ, thêm thuận lợi trong việc hợp tác kinh doanh.
Ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các doanh nhân tham gia chơi golf, nên không ít doanh nghiệp đã đứng ra tổ chức các giải golf với quy mô lớn nhỏ khác nhau như Vietnam Airlines, FLC, Phú Mỹ Hưng, BRG…; các đơn vị tham gia tài trợ giải golf cũng ngày càng nhiều như Docus Haraken, PVI, Techcombank, Viettravel, Vietcombank, VNI, GIC, SVIC (nay là BSH)…
“Tình thân” cũng từ đó mà ra. Một doanh nhân chuyên cung cấp thiết bị cho ngành xây dựng và dầu khí chia sẻ, anh từng chốt được một hợp đồng khá lớn sau nhiều lần “ngoại giao” trên sân golf.
Tuy nhiên, nếu chơi golf chỉ vì mục đích “ngoại giao”, không thực sự đam mê môn thể thao này, thì các doanh nhân có thể trở nên xa cách nhau.
Có trường hợp thực tế là một doanh nhân Việt đưa đối tác Nhật, người có thâm niên chơi golf ra sân, nhưng do bản thân chưa nắm rõ luật lệ, kỹ thuật đánh golf khiến đối tác người Nhật đứng khoanh tay nhìn ngán ngẩm và lắc đầu. Đơn cử, vị doanh nhân Việt lóng ngóng để bóng trên tee box (bệ phát) và đánh trượt, đánh sượt bóng không chỉ một lần.
Golf là môn thể thao gắn liền với tính sang trọng, hào hoa và lịch lãm, nhưng một số người lại không tuân thủ quy định về trang phục như mặc quần soóc nhiều túi, để áo ngoài quần…, làm hình ảnh của doanh nhân trở nên thiếu thiện cảm trong mắt đối tác.
Mới chơi golf, chưa may mắn chốt được hợp đồng nào trên sân golf, nhưng trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài phấn khởi khoe: môn thể thao thời thượng này giúp ông khỏe người, giảm cân, sáng suốt, quyết đoán hơn trong kinh doanh và có thêm các mối quan hệ.
Ngoài ra, khi chơi golf, dạo bước trên thảm cỏ xanh mướt, ông cảm thấy bản thân như được hòa mình vào với thiên nhiên, trút bỏ được áp lực công việc, có thêm động lực trong cuộc sống. Golf đang trở thành niềm đam mê của ông, tạm quên các sở thích có đôi phần thuộc danh sách những “thói hư, tật xấu” trước đó.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bộc bạch, golf với doanh nhân tìm thấy nhau trong một điểm chung, đó là sự bền bỉ, trung thực và chiến thắng bản thân, còn những hợp đồng được chốt ở ngoài sân golf, nếu có, thường là sự… vô tình.
Kết luận: Nếu là một doanh nhân hoặc một người trẻ đang nung nấu ý định khởi nghiệp ngay từ bây giờ tìm hiểu ngay môn thể thao golf, đăng ký các khoá học golf cơ bản càng sớm càng tốt.
BinhGolf.com (tổng hợp)
BinhGolf.com – Chuyên Cho Thuê Gậy Golf, Mua Bán Gậy Golf & Khoá Học Golf
HOTLINE: 0905 407 379
Facebook: BinhGolf.com